Những bí mật ít người biết về nam châm

Nam châm nghe tưởng rất quen thuộc và gần gũi những thực chất có nhiều bí mật về nó mà không phải tất cả mọi người đều biết.
 


Chất liệu làm nam châm

Chất liệu chính làm nên nam châm thường là sắt, coban, niken hay oxit. Việc nam châm hút nhau được giải thích là do từ tình có trong nam châm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là các hạt điện trong chất sắt từ tự vận động và liên kết với nhau, được sắp xếp một cách trật tự và tự duy trì phương hướng hoạt động của mình. Trong khi nhiễm từ, tuy cùng chuyển động nhưng phương hướng từ tính thì khác nhau. Tuy nhiên, nếu được tăng thêm từ trường thì chúng sẽ lần lượt sắp xếp một cách ngay ngắn và trở thành nam châm.
 
Như chúng ta đã biết, nam châm có thể hút sắt, phần lớn nguyên nhân là gì thì ít người biết, đó là từ tính. Khi ở gần miếng sắt, nam châm sẽ phát từ trường làm nhiễm từ vào miếng sắt, miếng sắt bị hút bởi nam châm là do lực từ ở miếng sắt khác nhau nên bị nam châm hút chặt. Còn những kim loại khác như đồng, nhôm hay chì thì không có từ tính nên nam châm không hút được những kim loại này. Nam châm thường được chia thành hai loại là nam châm nhân tạo và nam châm tự nhiên. Nam châm nhân tạo là loại nam châm mà từ tính của nó do con người sắp đặt còn nam châm tự nhiên là nhận được từ tính vĩnh cửu dưới sự nhiễm từ trái đất nên luôn tồn tại vĩnh hằng.

Cấu tạo của nam châm

Bất cứ thỏi nam châm nào cũng có hai đầu gọi là cực bắc và cực nam. Khi hai cực của nam châm này gần hai cực của nam châm khác thì chúng sẽ hút nhau. Cũng nhờ vào tính chất này mà nam châm thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống. 

Ứng dụng của nam châm

Nam châm nghe thì quen thuộc nhưng ít người biết những công dụng thực sự của nam châm nhất là nam châm điện. Để nhận biết thì dưới những tấm thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay máy rút tiền tự động đều có một dải nam châm điện. Trong màn hình máy tính hay ti vi cũng có một tia âm cực, tia này sử dụng nam châm điện để nhận những tính hiệu từ màn hình điện tử. Trong công nghiệp nam châm điện cũng có mặt trong nhiều vật dụng như loa, micro, bộ cảm biến, đồng hồ, thiết bị điều khiển…

Nam châm tuy nhỏ bé nhưng nhìn vào thực tiễn cuộc sống, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của nam châm trong cuộc sống con người.

Tin tức | Nguyễn Thành Chung |

Viết bình luận