Phân loại nam châm vĩnh cửu

Nam châm vĩnh cửu có mặt trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề của xã hội hiện đại và nó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy và tăng gia sản xuất, đưa kinh tế đi lên. Nếu tìm hiểu kỹ về nam châm vĩnh cửu, bạn sẽ nhận thấy lực kháng từ của chúng phải rất lớn mới khong bị khử từ bởi những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài. Trong đó chúng ta có thể phân loại nam châm thành những loại có lực kháng từ từ 1000 Oe – vài chục nghìn Oe như sau:

Oxit sắt
Oxit sắt được cho là loại “đá nam châm” và được sử dụng từ rất xa xưa. Tuy nhiên cho đến ngày nay, vì loại oxit sắt có từ tính kém nên chúng không còn được sử dụng nhiều như trước nữa.

Thép cacbon
Thép cacbon được sử dụng rất phổ biến vào những năm ở thế kỷ 18 – những năm giữa thế kỷ 20. Đây là loại nam châm vĩnh cửu sở hữu từ dư lớn hơn 1T nhưng lại có lực kháng yếu, do đó mà từ tính cũng dễ bị mất đi. Cho đến  ngày nay, thép cacbon đã không còn được sử dụng nhiều như trước.

Nam châm AlNiCo
Nam châm AlNiCo được chế tạo nên từ hợp kim của nhôm, coban, niken, cùng 1 số phụ gia như titan, đồng,… Nam châm AlNiCo có từ dư từ 1,2 – 1,5T nhưng lực kháng từ của chúng chỉ dừng ở mức 1kOe mà thôi. Ngày nay, loại nam châm này không được sử dụng phổ biến cũng 1 phần đến từ nguyên nhân chúng có giá thành khá cao.

Ferrite từ cứng
Ferrite từ cứng được chế tạo bởi các ferrite từ cứng như Sr, ferit Ba,… Ưu điểm của Ferrite từ cứng là chúng có độ gia công và chế tạo dễ, lại có độ bền cao và giá thành rẻ. Tuy nhiên độ từ của chúng lại thấp, đồng thời lực kháng từ cũng chỉ dao động từ 3 – 6 kOe mà thôi. Ngày nay, có khoảng 50% thị phần sử dụng nam châm thuộc về Ferrite từ cứng bởi giá thành và khả năng dễ gia công.

Nam châm đất hiếm
Một cái tên rất quen thuộc phải không nào? Nam châm đất hiếm được tạo nên bởi hợp chất hoặc hợp kim của kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp. Nam châm đất hiếm có giá thành cao, độ bền kém, do đó dù chúng sở hữu lượng từ mạnh nhưng vẫn không được sử dụng nhiều bằng Ferrite từ cứng.

Nam châm nhiệt độ cao SmCo
Nam châm nhiệt độ cao SmCo được chế lên từ hợp chất ban đầu có tên SmCo5.

Nam châm NdFeB (neodymium)
Nam châm NdFeB là hệ chế bởi hợp chất R2Fe14B có cấu trúc tinh thể kiểu tứ giác. Đây cũng là loại nam châm có lực kháng từ cực lớn và từ độ bão hòa cao. Do đó mà đây cũng được mệnh danh là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện nay.
 

Tin tức | Nguyễn Thành Chung |

Viết bình luận